Công viên nước & chó của Pavlov
HaiPhongplus.com - Một chia sẻ châm biếm về vụ "Nam nữ thi nhau vượt rào sắt, nhiều người rách cả nội y"
" Công viên nước & chó của PavlovSáng nay, hàng nghìn người trèo rào để xông vào công viên nước Hồ Tây - đã đóng cửa vì quá tải. Có cô gái còn bị rách cả quần xi-líp trong lúc trèo. Một hình ảnh trông rất ngớ ngẩn. Và những nhà quan sát, như mọi lần, lại nói về "văn hóa ứng xử". Này này có cái gì khác không?
Mình xem clip và thấy họ trèo rất vui vẻ, hăng hái, phụ nữ cũng bất chấp nguy cơ rách-xi-líp mà trèo. Và mình nghĩ rằng đó thực sự là một trò chơi: một trò chơi vui chứ đéo đùa. Một thử thách, một cái hàng rào, ai trèo qua sẽ trở thành người trèo qua (và thế thôi chứ chả liên quan mẹ gì đến việc được bơi). Mình không đảm bảo rằng nếu có mặt ở đó thì mình có từ chối chơi trò này không.
Đó dường như là một phản ứng Pavlovian. Ngày xửa ngày xưa, có một ông tên là Pavlov, ông nuôi một con chó. Ông phát hiện ra rằng dịch vị của con chó không chỉ được tiết ra vì nó đói, mà tiết ra bởi tín hiệu của thức ăn. Ông gọi cái này là "phản xạ có điều kiện", rồi sau đấy ẵm một cái giải Nobel, công nhận loài người ngày xưa ngu thật cái này bây giờ ai chả biết.
Các phản xạ Pavlovian rất là phổ biến trong thương mại. Giống việc chó không đói, người ta có thể điên cuồng đi mua hàng hóa mà không hề có tình trạng thiếu cung, không cần ai tạo khan hiếm: Đó là Black Friday của người Mỹ, nơi thiên hạ dẫm đạp nhau đến chết để mua hàng giảm giá. Black Friday bao nhiêu năm nay tạo ra tranh cãi, đòi tẩy chay vì sự bạo lực vô nghĩa của nó. Và nó được lý giải từ góc độ tâm lý học: Không phải vì khách cần hàng giảm giá, thậm chí họ sẽ mua cả những thứ họ không cần. Họ cần một cuộc chơi như cái hàng rào công viên nước.
Kmart huyền thoại cũng từng có một chương trình như vậy, gọi là Đèn xanh đặc biệt, với một chiếc đèn cảnh sát sẽ sáng lên ở các gian hàng bất kỳ, đồng nghĩa với việc giảm giá gian hàng đó. Người ta sẽ đổ xô nhau đến gian đó, theo một phản xạ kiểu Pavlov: họ cần một trò chơi.
Ở đây, theo quan điểm của mình, chúng ta chưa cần bàn đến tình trạng khan hiếm văn hóa hay là khan hiếm bể bơi: chúng ta đang khan hiếm những trò chơi. Những cái đầu đã quá bí bách rồi. Họ sẽ cảm thấy vui nếu được cùng đạp đổ một cái cổng trường hay trèo qua một cái hàng rào. Xin các mẹ đừng chối, điều này thực sự rất vui. "
Tìm trên Google:
- vỡ trận công viên nước, văn hóa đám đông tại công viên nước, công viên nước hồ tây
